Xuất khẩu lao động Canada hiện đang thu hút được sự quan tâm của nhiều lao động Việt bởi điều kiện và thủ tục tương đối đơn giản so với nhiều quốc gia phát triển khác ở châu Âu nhưng vẫn mang đến cho bạn cơ hội làm việc và tiến tới định cư tại một quốc gia có nền kinh tế – xã hội thuộc top đầu thế giới.
Vậy xuất khẩu lao động Canada là gì? Canada có những loại visa lao động nào? Mức lương nhận được là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ tất cả những thông tin quan trọng giúp bạn đi lao động Canada trong năm 2024.
Những điều cần biết trước khi xuất khẩu lao động Canada
Xuất khẩu lao động hiện nay đang là một trong những những hình thức cung ứng lao động phổ biến và được nhiều người lao động lựa chọn để tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân, tăng thêm thu nhập và có cho mình một tương lai tốt hơn tại các quốc gia và lãnh thổ đó.
Tuy nhiên, trước khi lựa chọn một quốc gia để tìm kiếm cơ hội làm việc dài hạn hay ngắn hạn, thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về các chương trình xuất khẩu lao động tại quốc gia đó, các điều kiện, thủ tục, hồ sơ, văn hóa, kinh tế,….từ đó giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan nhất về đất nước con người và tương lai khi bạn sẽ sinh sống tại đây.
Chương trình lao động tại Canada
Khác với xuất khẩu Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác, hiện nay, đối với những ai đang có nhu cầu tìm việc và có nhu cầu định cư tại Canada, thì Canada có những chương trình tạo cơ hội cho người nước ngoài đến sinh sống học tập và làm việc, tiêu biểu với 2 chương trình có thể kể đến đó là Chương trình Lao động nước ngoài tạm thời (The Temporary Foreign Worker Program – TFWP) và Chương trình Di chuyển quốc tế (The International Mobility Program – IMP).
Bên cạnh đó, đối với mỗi một tỉnh bang tại Canada lại có những chương trình làm việc cho những đối tượng và công việc nhất định tùy theo nhu cầu của người lao động. Từ đó, có thể thấy rằng, Chính phủ Canada đã tạo cơ hội việc làm cho người nước ngoài rất lớn, phong phú và đa dạng.
Một số thành phố và công việc tiêu biểu cần lao động tại Canada
Có thể nói, khi dân số ngày càng già hóa và tỷ lệ sinh ngày càng giảm khiến Canada đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó Canada cần một lượng lớn lao động nước ngoài để đủ đáp ứng nhu cầu làm việc tại đây. Theo thống kê mới nhất, các thành phố có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn nhất Canada là:
- Saskatchewan
- Alberta
- Đảo Hoàng Tử Prince Edward
- Nova Scotia
- Ontario
Nhu cầu lao động phổ thông phổ biến tại các tỉnh bang trên ở các ngành nghề như :
- Lao Động Phổ Trong Trong Các Nông Trại
- Lao Động Khai Thác Mỏ
- Công Nhân Mỏ Dầu
- Người Chăn Nuôi Bò Sữa
- Người Chăn Nuôi Gà
- Quản Lý Kho
- Phục Vụ
- Quản Gia
- Trực Tổng Đài
- Hái Trái Cây
Và rất nhiều có vị trí lao động phổ thông khác trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và phục vụ
Bên cạnh đó, các tỉnh bang này cũng có nhu cầu tuyển dụng một số ngành nghề có yêu cầu trình độ chuyên môn và tay nghề cao như:
- kỹ sư công nghệ thông tin
- y tá
- Công nhân xây dựng
Ngoài ra còn một số ngành nghề khác nên đối với những ứng viên có kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao thì cơ hội lao động tại Canada sẽ được ưu tiên đối hơn.
Các loại giấy phép lao động tại Canada được chấp nhận
Khi một người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Canada thì bắt buộc phải có giấy phép lao động (work permit) do Chính phủ Canada cấp khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Để xin được Work Permit, bạn phải có 1 Job Offer đủ yêu cầu từ một nhà tuyển dụng đủ điều kiện tại Canada. Thời hạn Work permit thường được cấp lần đầu là 1-2 năm do chính phủ quyết định tùy vào hồ sơ từng người.
Hiện nay, tại Canada có rất nhiều giấy phép làm việc hợp pháp, nhưng để có thể làm việc người lao động phải có một trong những giấy phép sau đây mới có tư cách lưu trú:
- Giấy phép chuyển nhượng trong công ty: Giấy phép này công ty được phép tiếp nhận nhân viên ngoại quốc đến làm việc tại các chi nhánh của công ty ở Canada mà không cần đến LMIA.
- Giấy phép thông thường: Đây là giấy phép do chính Bộ LĐ&PT Canada cấp phép cho người lao động nước ngoài hợp pháp. Với loại giấy phép này, Nhà tuyển dụng đủ điều kiện là phải được Chính phủ chỉ định hoặc xin được LMIA, đây là một văn bản đánh giá tình trạng của việc thuê lao động nước ngoài có sự ảnh hưởng như thế nào đến tình hình lao động ở trong nước. Đây là yêu cầu mà bất cứ NTD nào cần phải có để có thể được phép tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc NTD đã được chỉ định.
- Giấy phép lao động khi đã hoàn thành chương trình học: Loại giấy phép này dành cho các du học sinh quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học và muốn làm việc tại Canada. Thời hạn cho loại giấy phép này là 3 năm.
- Giấy phép NAFTA: Đây là giấy phép cấp cho những điều thể hiện trong điều khoản hiệp định NAFTA. Người có giấy phép loại này sẽ không cần đến LMIA.
- Giấy phép miễn trừ LMIA: người sở hữu loại giấy phép này có thể trực tiếp làm việc mà không cần LMIA được cấp phép lúc ban đầu.
Điều kiện tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Canada
Đối với từng chương trình lao động cụ thể thì sẽ yêu cầu các điều kiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, để tham gia chương trình lao động Canada, ứng viên cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
Độ tuổi
- Nam: Độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, đối với một số ngành nghề có thể lấy đến 40 tuổi do đặc thù hoặc yêu cầu về trình độ công việc cao.
- Nữ: Độ tuổi thường từ 18 – 32 tuổi, đối với một số ngành nghề có thể lấy đến 35 tuổi do đặc thù về trình độ công việc cao.
Sức khỏe
Đối với bất cứ một ngành nghề, công việc nào thì sức khỏe là yếu tố hàng đầu để người lao động hoàn thành công việc của mình và khi đi lao động tại nước ngoài thì đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Người lao động muốn sang Canada làm việc cần phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe như sau:
- Nam: Chiều cao từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 56kg trở lên.
- Nữ: Chiều cao từ 1,5m trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên.
Ngoài ra, nếu bạn mắc phải một trong các loại bệnh sau đây, bạn sẽ KHÔNG được chấp thuận visa sang Canada làm việc:
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh hô hấp như lao phổi, hen suyễn, hen phế quản, …
- Bệnh nội tiết như suy thận, tiểu đường, suy tuyến giáp, …
- Bệnh thần kinh như nghiện rượu, nghiện ma túy, tâm thần, rối loạn cảm xúc, …
- Bệnh da liễu như nấm, vảy nến, …
- Bệnh về mắt.
- Bệnh xương khớp.
- Bệnh cơ quan sinh dục như ung thư bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, u nang buồng trứng, sỏi đường tiết niệu, …
Trình độ học vấn
Để có được cơ hội lao động, tìm kiếm việc làm tại Canada thì trình độ học vấn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy, bên cạnh các công việc chuyên môn tay nghề cao đòi hỏi yêu cầu trình độ đào tạo cao, thực tế thị trường lao động vẫn luôn rộng mở cho những ứng viên có bằng trung học phổ thông như làm nông nghiệp, nail, thợ hàn, thợ mộc…
Yêu cầu ngoại ngữ
Với những ngành nghề cụ thể thì sẽ có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ khác nhau, mặc dù vậy đối với đại đa số công việc khi người lao động có nhu cầu và mong muốn được làm việc tại Canada thì tại thị trường này sẽ yêu cầu ứng viên sẽ cần có trình độ tiếng Anh cơ bản, vì bạn cần phải phỏng vấn với nhà tuyển dụng để có được job offer (Đề nghị làm việc) để từ đó có thể xin được giấy phép làm việc work permit, điểm IELTS từ 4.5 đến 5.0. Chính vì vậy, trước khi ra quyết định có tham gia lao động tại Canada thì ứng viên cần cân nhắc kỹ yếu tố này.
Kinh nghiệm làm việc
Tùy vào vị trí công việc đang tuyển dụng khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng nhưng không quá khắt khe. Ví dụ, nếu bạn nộp đơn vào ứng tuyển vị trí quản lý thì sẽ yêu cầu kinh nghiệm 1 – 5 năm hay đặc biệt trong các ngành công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, y tế, giáo dục, tài chính,…cũng vậy. Còn nếu bạn ứng tuyển vị trí nhân viên hay các công việc lao động phổ thông thì không yêu cầu kinh nghiệm, trường hợp bạn đã có kinh nghiệm rồi thì sẽ được ưu tiên hơn.
Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, các ứng viên cần nghiên cứu để lựa chọn ra các loại hình visa phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức chuẩn bị hồ sơ xin visa.
Chi phí đi xuất khẩu lao động Canada
Thông tin về chi phí xuất khẩu lao động Canada có thể thay đổi theo thời gian và từng chương trình cụ thể. Ngoài ra, các chi phí cũng có thể phụ thuộc vào các điều kiện hợp đồng làm việc cụ thể giữa người lao động và công ty tuyển dụng. Các chi phí này có thể được chia sẻ giữa người lao động và công ty hoặc do công ty chịu trách nhiệm toàn bộ.
Theo quy định được đề ra bởi chính phủ Canada, một đơn hàng ứng tuyển đi lao động sang quốc gia này bao gồm 6 khoản chi phí như sau:
- Chi phí cho công ty dịch vụ / đơn vị môi giới tại Việt Nam: Khoản phí này sẽ tùy thuộc vào biểu giá của công ty trung gian đưa ra. Tuy nhiên, ứng viên nên tìm hiểu thật cẩn thận các thông tin về chi phí thuê công ty trung gian để tránh tình trạng bị lừa đảo.
- Tiền học phí chứng chỉ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: Số tiền cần để học tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào khả năng và tốc độ tiến bộ của bạn. Nếu bạn đã có kiến thức tiếng Anh tốt từ đầu, bạn chỉ cần chi trả phí thi để đạt được bằng IELTS. Nếu khả năng tiếng Anh của bạn chưa đạt yêu cầu, bạn sẽ phải dành thêm thời gian và kinh phí để học tiếng Anh.
- Chi phí làm hồ sơ, các loại giấy tờ công chứng và dịch thuật bằng 2 ngôn ngữ
- Lệ phí xin cấp visa và giấy phép lao động
- Chi phí đào tạo của lao động sau trúng tuyển đơn hàng đi Canada
- Tiền vé máy bay: Vé máy bay sang Canada khoảng $800 – $2000. Tuy nhiều, tùy thuộc vào hãng, giờ bay, thành phố mà bạn muốn đến mà chi phí vé máy bay sẽ chênh lệch khác nhau.
Tổng cộng, số tiền khi đi xuất khẩu lao động sang Canada thường dao động khoảng 10.000 đến 22.000 đô la Mỹ (thời gian làm việc từ 2,5 đến 6 năm). Tuy nhiên, chi phí sang Canada lao động sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hợp đồng lao động, quy mô doanh nghiệp, vị trí làm việc…
Mức lương của người lao động nhận được
Vì Canada thuộc một trong những quốc gia có thu nhập đầu người rất cao nên mức lương cho người lao động cũng được coi là khá tốt. Tùy vào ngành nghề thì mức lương trung bình của lao động tại Canada là khoảng 16 đến 41 CAD trên một giờ (tương đương 360 ngàn đến 790 nghìn VNĐ). Do đó, mức thu nhập một tháng trung bình khoảng 2.400 CAD đến 6.500 CAD (khoảng 40 triệu đến 115 triệu đồng). Nếu so sánh mức thu nhập này với các thị trường lao động khác thì đây là một mức lương rất lớn.
Ngoài ra, mức lương cao hay thấp còn tùy thuộc vào ngành nghề, trình độ chuyên môn của người lao động. Mức lương trên chưa bao gồm khoảng tăng ca và làm thêm ngoài giờ.
Thủ tục khi xuất khẩu lao động tại Canada
Tùy theo yêu cầu của mỗi công việc mà hồ sơ cần có khác nhau. Nhưng đại đa số khi nộp hồ sơ xuất khẩu lao động Canada, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cơ bản sau:
- Hộ chiếu còn giá trị ít nhất 1 năm
- Sơ yếu lý lịch
- Ảnh 4*6 nền trắng
- Giấy khám sức khỏe
- Giấy tờ chứng minh trình độ học vấn, bằng cấp
- Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc
- Giấy đề cử việc làm của công ty Canada
- Minh chứng tài chính đủ điều kiện
Toàn bộ giấy tờ cần được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.
Quy trình xử lý hồ sơ
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ đi xuất khẩu lao động Canada
Các loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động sang Canada bao gồm:
- Giấy tờ cá nhân: Bao gồm Sơ yếu lý lịch (CV),ảnh thẻ nền trắng, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)…
- Thư mời từ nhà tuyển dụng ở Canada: Đây là thư chứng nhận rằng bạn đã được mời làm việc bởi một doanh nghiệp tại Canada.
- Bản sao giấy khám sức khỏe: Bạn cần có bản sao của kết quả khám sức khỏe để đảm bảo bạn đủ sức khỏe để làm việc ở nước ngoài.
- Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có): Nếu bạn có chứng chỉ về khả năng sử dụng tiếng Anh, hãy cung cấp chứng để chứng minh khả năng giao tiếp.
- Bằng cấp chứng minh trình độ học vấn và chuyên môn: Đây là các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến học vấn và chuyên môn của bạn.
- Bằng chứng kinh nghiệm làm việc: Hồ sơ và giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ giúp chứng tỏ khả năng và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Bước 2: Dịch và công chứng các loại giấy tờ
Các loại giấy tờ được liệt kê ở trên cần được dịch sang tiếng Anh đã được công chứng. Vì số lượng tài liệu khá nhiều nên thời gian để hoàn thành việc này thường mất khoảng từ 1 đến 2 tuần. Do đó, để đảm bảo tiến độ xin visa hoặc giấy phép làm việc suôn sẻ, bạn nên bắt đầu chuẩn bị và tiến hành dịch công chứng từ sớm.
Bước 3: Xin giấy phép lao động đi Canada
Để được cấp visa đi xuất khẩu lao động Canada, bạn cần phải có giấy phép làm việc. Tuy nhiên, Nhà tuyển dụng cần xin LMIA thành công trước khi bạn xin được work permit. Sau khi LMIA được chấp thuận, cá nhân mới có thể tiến hành bước kế tiếp. Những người từ nước ngoài muốn làm việc tạm thời tại Canada cần gửi đơn xin giấy phép làm việc tới Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC).
Bước 4: Nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động Canada
Hồ sơ xin visa bao gồm tất cả các giấy tờ cá nhân và LMIA đã được duyệt.
Bước 5: Lấy dấu vân tay
Sau khi nộp hồ sơ, ứng viên sẽ được yêu cầu đi làm thủ tục lấy dấu vân tay. Đây là bước bắt buộc để xác minh nhận dạng cá nhân trước khi cấp visa.
Bước 6 – Chờ thông báo kết quả
Thông thường phải mất khoảng 3 – 6 tháng để có kết quả phê duyệt visa làm việc Canada. Nếu được chấp thuận, bạn sẽ được cấp một trong các loại thị thực lao động tương ứng với giấy phép LMIA trước đó.
Lợi ích và khó khăn khi đi xuất khẩu lao động tại Canada
Lợi ích khi đi xuất khẩu lao động tại Canada:
- Thu nhập ổn định, cao gấp nhiều lần so với Việt Nam :Thu nhập bình quân đầu người của Canada là khoảng 50.000 CAD một năm, gấp hơn 10 lần so với Việt Nam, cho dù là với lao động phổ thông. Với mức lương này, bạn có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu cuộc sống, chi trả các khoản vay, mua nhà, mua xe và gửi tiết kiệm một khoản kha khá mỗi năm. Đây chính là động lực lớn nhất thúc đẩy người lao động Việt Nam sang Canada làm việc.
- Điều kiện làm việc và phúc lợi tốt : Tất cả các công ty tại Canada đều có điều kiện làm việc tốt với trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp và thoải mái. Bạn sẽ không phải làm thêm giờ như ở Việt Nam mà vẫn được trả lương đầy đủ. Ngoài ra, người lao động tại Canada còn được hưởng chế độ phúc lợi ưu việt như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ hưu… giúp đảm bảo cuộc sống khi gặp khó khăn hoặc về già. So với Việt Nam, đây thực sự là môi trường làm việc lý tưởng mà mọi người lao động đều mong muốn.
- Cơ hội định cư lâu dài sau 3 – 5 năm làm việc : Sau 3 – 5 năm sinh sống, làm việc tại Canada, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin thẻ thường trú nhân (PR) và trở thành công dân Canada nếu đáp ứng các điều kiện như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng ngôn ngữ. Định cư ở Canada sẽ giúp cả gia đình bạn có cuộc sống ổn định với nhiều quyền lợi và cơ hội phát triển hơn. Mục tiêu định cư là lý do chính yếu thôi thúc nhiều người Việt chấp nhận xuất ngoại lao động tới Canada.
- Con cái được hưởng chế độ giáo dục tốt nhất : Hệ thống giáo dục Canada luôn nằm trong top đầu thế giới với môi trường học tập nhân văn, khuyến khích học sinh phát huy sáng tạo và đam mê. Con em người Việt khi sang Canada sẽ có cơ hội tiếp thu nền giáo dục tiên tiến và phát triển toàn diện. Điều này giúp các em có nhiều cơ hội nghề nghiệp và thành công hơn trong tương lai.
Khó khăn khi đi xuất khẩu lao động tại Canada
- Xa gia đình, người thân ở quê nhà : Đây là khó khăn lớn nhất khi người Việt quyết định sang Canada làm việc. Bỏ lại sau lưng cha mẹ già, vợ/chồng, con cái và những người thân yêu khiến nhiều người cảm thấy bơ vơ, cô đơn. Mặc dù có thể liên lạc thường xuyên qua điện thoại, video call nhưng không thể thay thế được những khoảnh khắc đoàn tụ.
- Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi thất thường : Khí hậu Canada có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa các mùa trong năm, từ -20 độ C vào mùa đông giá rét cắt da cắt thịt cho đến 30 độ C vào mùa hè oi bức. Điều này khiến nhiều người Việt Nam lần đầu sang Canada gặp sốc nhiệt và dễ bệnh tật
- Chi phí sinh hoạt cao : Canada là một trong những quốc gia có mức sống cao nhất thế giới nên chi phí cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, đi lại, ăn uống, giáo dục, y tế… cũng cao. Người Việt mới sang cần có sự chuẩn bị tài chính tốt và cân nhắc chi tiêu hợp lý để đảm bảo cuộc sống ổn định. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng nhiều vì mức lương ở Canada cũng cao tương xứng với mức sống
- Khó khăn về ngôn ngữ nếu chưa thạo tiếng Anh: Tiếng Anh (hay tiếng Pháp) là hai ngôn ngữ chính được sử dụng tại Canada. Nếu chưa thạo một trong hai ngôn ngữ này, bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong giao tiếp, học tập, làm việc và giải quyết các thủ tục hành chính. Do đó, trình độ ngoại ngữ là yếu tố then chốt quyết định thành công của bạn khi lao động tại Canada
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà người lao động cần nắm được khi có nhu cầu mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại Canada.
Nếu bạn còn băn khoăn về cách bắt đầu hành trình đi làm tại Canada của bản thân, hãy liên hệ ngay vì Blue Galaxy Group không chỉ hỗ trợ bạn lựa chọn lộ trình đi làm ở Canada tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình ở Canada cho đến khi bạn sở hữu thành công thẻ thường trú nhân tại đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Tổ Chức Giáo Dục BLUE GALAXY GROUP – BGG
- Trụ sở chính: 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 01, quận Gò Vấp, TP.HCM
- Fanpage: facebook.com/BGGVietNam/
- Hotline: 0931406464
- Zalo: 0931406464
- Youtube: BGG VIỆT NAM
- Email: [email protected]
Làm farm – công việc được nhiều người Việt lựa chọn khi đi lao động Canada